Tất Tần Tật Về Phương Thức Thanh Toán DP 

Lượt vote post

Phương thức thanh toán D/P là một khái niệm không còn quá xa lạ với những doanh nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu. Vậy phương thức thanh toán D/P là gì? Thanh toán D/P có ưu nhược điểm như thế nào? Quy trình thanh toán ra sao? Cùng CTS Logistics tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Khái niệm phương thức thanh toán DP 

D/P chính là từ viết tắt của cụm từ Documents Against Payment – một trong những phương thức thanh toán thương mại quốc tế. Đây thực chất là 1 phương thức thanh toán bằng cách giao chứng từ khi giao tiền.

Hiểu một cách đơn giản, nhà cung cấp các mặt hàng xuất khẩu sẽ chỉ thị cho một ngân hàng nào đó xuất trình hồ sơ chứng từ cho bên mua khi bên mua hoàn thành thanh toán đầy đủ hóa đơn kèm theo hay các hóa đơn trao đổi. Nói theo cách khác, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ không nhận được bộ hồ sơ chứng từ nếu chưa thanh toán xong cho ngân hàng.

Phân loại phương thức thanh toán D/P

Có 2 loại phương thức thanh toán DP:

– D/P at sight: đối với phương thức này, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải trả tiền ngay khi ngân hàng xuất trình đầy đủ bộ chứng từ.

– D/P X days sight: Đây là phương thức doanh nghiệp nhập khẩu phải trả tiền sau X ngày kể từ ngày ngân hàng giao đầy đủ bộ chứng từ. Phương thức thanh toán này có phần dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, có phần giống với với phương thức thanh toán D/A.

Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thanh toán D/P

Ưu điểm:

– Dễ sử dụng vì thanh toán D/P không yêu cầu hạn mức tín dụng từ phía ngân hàng. Phương thức thanh toán này đơn giản, dễ dàng cho cả bên bán và bên mua về mặt thủ tục giấy tờ.

– Thanh toán D/P tốn ít chi phí và phí quản lý hơn so với các phương thức thanh toán khác như tín dụng chứng từ.

Nhược điểm:

– Bên mua có thể từ chối thanh toán vì các lý do khác nhau.

– Bất tiện khi hàng hóa được vận chuyển trên một quãng đường dài, bên bán thường phải tốn kém nhiều chi phí khi phải trả phí vận chuyển trở lại. Điều này buộc bên bán phải bán sản phẩm đó với giá chiết khấu cao tại quốc gia đến ban đầu.

– Khác với thư tín dụng, nếu doanh nghiệp nhập khẩu từ chối hối phiếu thì ngân hàng của nhà xuất khẩu sẽ không chịu trách nhiệm về việc thanh toán.

Quy trình khi sử dụng phương thức thanh toán D/P

Quy trình của phương thức thanh toán D/P trong thương mại quốc tế gồm các bước sau:

Bước 1: Bên bán liên hệ với ngân hàng xuất khẩu tiến hành mở tài khoản

Bước 2: Bên bán gửi hàng hóa và các chứng từ cho Freight Forwarder (tức đơn vị vận chuyển).

Bước 3: Đơn vị vận chuyển chuyển hàng hóa và cuối cùng nhận vận đơn (B/L) từ carrier (người chuyên chở).

Bước 4: Đơn vị vận chuyển gửi bộ hồ sơ chứng từ đến ngân hàng xuất khẩu.

Bước 5: Ngân hàng xuất khẩu gửi lại bộ hồ sơ chứng từ cho ngân hàng nhập khẩu

Bước 6: Bên mua thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và sẽ nhận lại bộ chứng từ.

Bước 7: Bên mua giao bộ chứng từ cho đơn vị vận chuyển và nhận hàng hóa.

Bước 8: Ngân hàng nhập khẩu gửi tiền cho ngân hàng xuất khẩu

Bước 9: Cuối cùng, ngân hàng xuất khẩu chuyển tiền vào tài khoản của bên bán và hoàn tất quy trình.

So sánh D/P và D/A

Phương thức thanh toán D/A (Document Against Acceptance) là một hình thức thanh toán trái ngược với D/P. Với phương thức thanh toán D/A, bên mua không phải trả tiền để có thể có được các hồ sơ chứng từ sở hữu hàng hóa.

Thay vào đó, bên mua chỉ cần chứng minh rằng họ đồng ý với số tiền phải thanh toán và bên mua sẽ ký vào hối phiếu kèm theo gửi lại cho bên bán.

Đối với phương thức thanh toán D/P:

– Bên bán sẽ chỉ thị cho ngân hàng đại diện của mình giao bộ hồ sơ chứng từ cho bên mua. Phương thức này còn được gọi là phương thức trao chứng từ trả tiền ngay.

– Chứng từ D/P chỉ có thể được phát hành nếu bên mua thanh toán ngay theo hợp đồng đã ký với bên bán.

Đối với phương thức thanh toán D/A:

– Chứng từ D/A sử dụng đến hối phiếu có kỳ hạn. Trong trường hợp này, các hồ sơ chứng từ cần thiết để chứng minh việc sở hữu hàng hoá sẽ chỉ được ngân hàng thanh toán phát hành sau khi bên mua chấp nhận ký vào hối phiếu có kỳ hạn. Bản chất của phương thức thanh toán D/A có thể hiểu là hình thức trả chậm hay hợp đồng tín dụng.

– Chứng từ D/A chỉ được phát hành nếu bên mua chấp nhận hối phiếu kèm theo và tạo ra nghĩa vụ thanh toán vào một ngày xác định cụ thể trong tương lai.

Thanh toán cực đơn giản, dễ dàng cùng CTS Logistics

Nếu doanh nghiệp đang có ý định nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc để kinh doanh buôn bán nhưng lại đau đầu với các phương thức thanh toán, thủ tục nhập khẩu hàng hóa thì có thể tham khảo dịch vụ mua hàng hộ, thanh toán hộ tại CTS Logistics.

Với dịch vụ mua hàng hộ, thanh toán hộ tại CTS Logistics, doanh nghiệp nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin mặt hàng muốn nhập khẩu, còn lại tất cả các quy trình, từ lựa chọn nguồn hàng chất lượng, thương lượng giá cả, đặt hàng đến việc thanh toán và nhận hàng, xử lý hồ sơ thủ tục thông quan và chuyển hàng về Việt Nam, CTS sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện từ A-Z một cách nhanh chóng, tiện lợi.

CTS đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực order, vận chuyển hàng Trung Quốc – Việt Nam, đội ngũ nhân viên thành thạo tiếng Trung được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cùng với các chính sách đền bù sẽ mang đến cho doanh nghiệp một dịch vụ tốt nhất

Kết luận

Trên đây là tất tần tật những thông tin hữu ích về phương thức thanh toán DP mà CTS Logistics muốn chia sẻ đến các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm cái nhìn bao quát về hình thức thanh toán này.

Thông tin liên hệ CTS logistics

Hotline: 0974.33.1688

Website: https://ctsgroup.vn/

Email: ctsgroup.vn@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/ctsgroup25

Địa chỉ: Số 67, đường số 23, KĐT Thành phố Giao Lưu, 234 Phạm Văn Đồng, Hà Nội

Chia sẻ:

Bài viết tương tự

Đăng ký để nhận thêm nhiều thông tin mới về Xuất Nhập Khẩu từ CTS Group

Đăng Ký Bản Tin

Đăng ký nhận các bản tin, tin tức cập nhật mới nhất về Xuất Nhập Khẩu của CTS Group.


    © CTS Group 2023. Powered by CTS Group