Chính ngạch và tiểu ngạch là hai hình thức nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay được nhà nước cho phép và công nhận là hoạt động kinh doanh buôn bán hợp pháp. Ngoài những điểm tương đồng thì 2 hình thức nhập khẩu này cũng có những đặc điểm riêng biệt mà doanh nghiệp cần lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh buôn bán. Hãy cùng CTS phân biệt nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch qua bài viết sau đây.
Nhập khẩu chính ngạch
Nhập khẩu chính ngạch là mình thức kinh doanh mua bán thương mại mang tính quốc tế cao. Hình thức nhập khẩu này không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp, công ty lớn mà dành cho tất cả mọi cá nhân, tổ chức. Bất kỳ ai cũng có thể nhập khẩu chính ngạch, miễn là có nhu cầu và có đủ điều kiện tài chính, điều kiện pháp lý.
Đây là hình thức kinh doanh, mua bán quốc tế hợp pháp dựa theo các quy định pháp luật của từng quốc gia nhập khẩu, trong đó, quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu có chung đường biên giới với nhau.
Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch là một cách thức kinh doanh, trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa những người dân sống gần biên giới của hai nước có chung đường biên giới. Tại Việt Nam, hình thức này chỉ xuất hiện ở những một số khu vực cửa khẩu của các tỉnh giáp biên với các nước láng giềng như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai. Các mặt hàng thường được kinh doanh, buôn bán qua đường nhập khẩu tiểu ngạch là các mặt hàng nông sản và các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như quần áo, vải,..
Phân biệt nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch
Về hình thức vận chuyển
Đối với hình thức nhập khẩu tiểu ngạch, phương thức vận chuyển chủ yếu là bằng đường bộ. Nguyên nhân chính là do tính chất buôn bán của các mặt hàng tiểu ngạch, thường là giao dịch giữa các người dân sống gần vùng biên giới của hai nước với nhau. Do đó, sau khi hoàn tất mua hàng và thông qua kiểm tra hàng hóa thì hàng được vận chuyển bằng xe tải.
Đối với hình thức nhập khẩu chính ngạch, thông thường, hàng hóa có giá trị lớn và sẽ được vận chuyển qua các cửa khẩu lớn. Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đóng nhiều loại phí, thuế để thông quan hàng hóa. Hơn nữa, hàng hóa khi vận chuyển chính ngạch cần đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, thường được đóng gói trong container và vận chuyển bằng đường bộ, biển và hàng không.
Về hàng hoá
Hàng hóa nhập khẩu theo hình thức tiểu ngạch thường có giá trị thấp do bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật. Những loại mặt hàng này thuộc nhóm hàng tiêu dùng như nông sản, quần áo thời trang, mỹ phẩm,,…
Hàng hóa nhập khẩu theo hình thức chính ngạch là những mặt hàng có chất lượng cao, đáng tin cậy và hầu đa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Về giá trị giao dịch
Đây là một trong những yếu tố đặc trưng để phân biệt nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch. Khi nhập khẩu tiểu ngạch, doanh nghiệp thường bị hạn chế về số lượng hàng hóa nhập. Mỗi lần chỉ được phép nhập với lượng nhỏ hàng và phải tuân theo quy định cụ thể của pháp luật.
Trong khi đó, đối với nhập khẩu chính ngạch, doanh nghiệp không bị giới hạn về số lượng hàng hóa trong mỗi lần nhập khẩu. Doanh nghiệp có thể nhập hàng với số lượng, chi phí và cả giá trị đơn hàng không bị hạn chế, miễn là mặt hàng đó được pháp luật cho phép nhập khẩu.
Về thủ tục, thuế
Khi phân biệt nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch không thể không nhắc tới yếu tố về thủ tục và thuế. Hai hình thức này có những đặc trưng khác biệt cụ thể như sau:
Đối với nhập khẩu tiểu ngạch
Thủ tục nhập khẩu theo hình thức tiểu ngạch bao gồm:
+ 2 tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B)
+ 1 giấy chứng minh cư dân biên giới
+ Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu theo hình tiểu ngạch biên giới.
Đây là các thủ tục cơ bản khi nhập khẩu tiểu ngạch, tuy nhiên, quy trình nhập khẩu cần tuân thủ các quy định, quy trình cụ thể của từng quốc gia và cửa khẩu để thực hiện chính xác, hợp pháp.
Đối với nhập khẩu chính ngạch
Thủ tục nhập khẩu theo hình thức chính ngạch bao gồm:
+ Hợp đồng
+ Tờ khai hải quan
+ Hoá đơn thương mại
+ LC – tín dụng thư
+ Giấy chứng nhận hàng hoá
+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
+ Chứng nhận kiểm dịch
+ Hoá đơn vận chuyển
Khi nhập khẩu chính ngạch, doanh nghiệp cần chuẩn bị tất cả các giấy tờ nêu trên gửi cho cục hải quan để có thể thông quan hàng hóa. Mức thuế nhập khẩu phải đóng phụ thuộc vào mặt hàng và các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nên lựa chọn nhập khẩu chính ngạch hay nhập khẩu tiểu ngạch?
Sau khi phân biệt nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch, để quyết định xem nên chọn hình thức nào, doanh nghiệp cần xem xét loại hàng hóa, số lượng hàng hóa dự định nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp chỉ cần một lượng hàng nhỏ và đó là những mặt hàng tiêu dùng đơn giản như hoa quả, nông sản,… thì nhập hàng theo hình thức tiểu ngạch sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, đối với hình thức nhập khẩu này nguy cơ rủi ro sẽ rất cao. Vì vậy, lựa chọn nhập khẩu theo hình thức chính ngạch là tối ưu nhất. Bởi vì:
– Chi phí vận chuyển không quá cao: Trên thực tế, chi phí vận chuyển của hình thức nhập khẩu chính ngạch đi qua cơ quan hải quan không hề cao như doanh nghiệp vẫn thường nghĩ. Thực ra, phí dịch vụ khi doanh nghiệp sử dụng hình thức nhập khẩu chính ngạch cũng chỉ tương đương với phí dịch vụ của hình thức nhập khẩu tiểu ngạch. Thậm chí, đối với một số mặt hàng thì nhập khẩu theo hình thức chính ngạch còn có giá còn tốt hơn so với nhập khẩu tiểu ngạch bởi giá sản phẩm đã được niêm yết và không qua đơn vị trung gian.
– Hàng hóa thông quan nhanh chóng: Vì có giấy tờ chứng từ đầy đủ nên hàng hóa sẽ được thông quan rất nhanh.
– Mức ổn định hàng hóa cao: Mức độ ổn định của hàng hóa cũng như luồng hàng rất cao, các quyền lợi của doanh nghiệp nhập khẩu được đảm bảo tối đa dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại khi có các tranh chấp.
– Hưởng nhiều ưu đãi về thuế: Hiện nay nước ta có ký các hiệp định về xuất nhập khẩu với rất nhiều quốc gia và khu vực khác nhau. Do đó, việc nhập khẩu theo hình thức chính ngạch đang được hưởng khá nhiều ưu đãi của nhà nước.
– Đặc biệt, khi nhập khẩu hàng hóa theo hình thức chính ngạch, các mặt hàng phải đảm bảo chất lượng, không phải là hàng cấm, hàng nhái, có xuất xứ rõ ràng… Đây được xem là một ưu điểm nổi trội so với nhập khẩu tiểu ngạch và phù hợp với các doanh nghiệp cần nhập hàng với số lượng hàng hóa lớn và giá trị cao.
CTS Logistics – Đơn vị vận chuyển hàng hóa Trung – Việt
CTS Logistics cung cấp các dịch vụ nhập khẩu chính ngạch bao gồm: đặt hàng, thanh toán, vận chuyển chất lượng với chi phí hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. CTS sở hữu:
– Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nghiệp vụ hải quan tốt, thái độ tận tình,….
– Phương thức vận chuyển đa dạng cho doanh nghiệp lựa chọn: Đường bộ, đường biển, đường hàng không.
– Thời gian vận chuyển nhanh chóng, hàng hóa được đảm bảo an toàn.
– Chính sách bảo mật thông tin cao.
– Chính sách khiếu nại, đền bù khi có rủi ro rõ ràng, minh bạch
Mong rằng những thông tin mà CTS Logistics cung cấp trên đây sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch cũng như có thể đưa ra hình thức nhập khẩu phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào về vấn đề nhập khẩu hàng hóa Trung – Việt bao gồm: đặt hàng, thanh toán, vận chuyển,… hãy liên hệ CTS để được tư vấn trực tiếp.
Thông tin liên hệ CTS Logistic
Hotline: 0974.33.1688
Website: https://ctsgroup.vn/
Email: ctsgroup.vn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ctsgroup25
Địa chỉ: Số 67, đường số 23, KĐT Thành phố Giao Lưu, 234 Phạm Văn Đồng, Hà Nội